Hướng dẫn về dùng thuốc dự phòng dị ứng khi dùng thuốc cản quang IV

SVD4. Nguyễn Thị Linh, TS.DS. Võ Thị Hà

 

    

I. Các trường hợp dị ứng khi dùng thuốc cản quang

Khoa Dược đã nhận được 03 báo cáo bị dị ứng do dùng thuốc cản quang Ultravist (iopromid) tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh vào năm 2017.

Bảng 1. Đặc điểm 3 ca lâm sàng dị ứng do dùng thuốc cản quang tại BV

Bệnh nhân

Triệu chứng

Xử lý

Kết quả sau xử lý

BN 1, Nam, 45 tuổi

Buồn nôn, mặt đỏ, huyết áp thấp sau khi tiêm thuốc khoảng 1 phút.

Đo huyết áp, thở oxy, truyền dịch, tiêm ½ ống adrenalin

Hồi phục không có di chứng.

BN 2, Nữ, 61 tuổi

Nôn mửa nhiều, mặt đỏ, khó chịu sau khi tiêm thuốc khoảng 30 giây.

Đo huyết áp, thở oxy và truyền dịch

Hồi phục không có di chứng.

BN 3, Nam, 28 tuổi

Ngứa xung quanh mắt và nổi mẩn đỏ, chảy nước mắt, mũi nghẹt và khó thở sau khi tiêm thuốc khoảng 3 phút.

Đo mạch, nhịp và huyết áp, thở oxy, truyền dịch

Hồi phục không có di chứng.

Trong cơ sở dữ liệu ADR quốc gia Việt Nam, từ năm 2006 đến năm 2011 ghi nhận 134 báo cáo (chiếm 1,24 % trong tổng số cơ sở dữ liệu ADR) liên quan đến thuốc cản quang chứa iod: Xenetic (iobitridol); Telebrix (ioxithalamat) và Ultravist (iopromid), Pamiray (iopamidol), Iopamiro (iopamidol) [1].

Bảng dưới đây tổng hợp các ADR đã xảy ra khi dùng thuốc cản quang tại Việt Nam

Mức độ

Biểu hiện ADR

Số lượng

Tỉ lệ %

Nhẹ

Khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, ngứa, mày đay, ban đỏ, nôn và buồn nôn

147

54%

Nặng

 

 

 

 

 

Kích thích, tay chân co

 

126

 

 

 

 

46%

 

 

 

Tê chân tay

Rét run, lạnh chân tay, lạnh người

Tăng huyết áp

Hạ huyết áp

Hạ calci huyết

Khó thở

Sốc phản vệ

Mạch nhanh, phù

Ngất, cứng hàm, đau ngực

Không có thông tin về ADR

Tổng

273

100%

 

II. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ xảy ra ADR cao hơn khi dùng thuốc cản quang trên một số quần thể bệnh nhân có các đặc điểm sau [2]:

- Tiền sử trước đó đã có dị ứng với thuốc cản quang chứa Iod. 21-60% nguy cơ tái phản ứng khi dùng lặp lại một thuốc hay thuốc khác trong nhóm thuốc cản quang chứa Iod.

- Tiền sử dị ứng: Hen suyễn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với phản ứng nặng. Không có bằng chứng về việc dị ứng hải sản có ảnh hưởng tới phản ứng.

- Bệnh tim mạch (đặc biệt là suy tim)

- Tình trạng mất nước

- Bệnh huyết học như hồng cầu liềm, tăng hồng cầu, u tủy

- Bệnh về thận, đang dùng thuốc có độc với thận

- Tuổi: trẻ em, người cao tuổi

- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta (atenolol, metoprosol, propranolol…), interleukin-2, aspirin, NSAID cần phải ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn trước khi tiến hành tiêm thuốc cản quang.

- Lo âu, trầm cảm.

III.   III. Dự phòng sốc phản vệ khi dùng thuốc cản quang

Hiện tại, có rất nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích của việc sử dụng corticoid để dự phòng các phản ứng quá mẫn do thuốc cản quang.

  • Chỉ định chính dùng thuốc dự phòng dị ứng là cho những bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra phản ứng dị ứng cấp tính.
  • Dùng thuốc dự phòng dị ứng có thể giúp làm giảm nguy cơ của phản ứng dị ứng, tuy nhiên hiệu quả cao nhất xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng nhẹ.
  • Vì vậy, những BN bị phản ứng phản vệ hay nghiệm trọng với thuốc cản quang, cần cân nhắc dùng các liệu pháp thay thế không dùng thuốc cản quang.

Có 2 phác đồ dùng thuốc dự phòng dị ứng:

  • Thuốc dự phòng dị ứng theo kế hoạch: dùng 12h trước khi tiêm thuốc cản quang
  • Thuốc dự phòng dị ứng khẩn cấp: Dùng thuốc phòng dị ứng khẩn cấp chỉ được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân không thể đợi 12h sau mới dùng thuốc cản quang hoặc khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác là không thể.

Phác đồ dùng thuốc dự phòng dị ứng thuốc cản quang

Thuốc dự phòng dị ứng theo kế hoạch

Methylprednisolone (Medrol®) –32mg uống lúc 12h và 2h trước khi tiêm thuốc cản quang.

HOẶC

Prednisone – 50mg uống lúc 13h, 7h, và 1h trước khi tiêm thuốc cản quang và Diphenhydramine (Benadryl®) – 50mgIV, IM hoặc uống 1h trước khi dùng thuốc cản quang.

Chú ý: phác đồ dự phòng đầu tiên được ưa chuộng hơn do không cần dùng Benadryl. Benadryl có thể được thêm vào phác đồ đầu tiên nhưng không bắt buộc.

Thuốc dự phòng dị ứng khẩn cấp

Methylprednisolone sodium succinate  (Solu – Medrol ®) 40mg hoặc hydrocortisone sodium succinate 200mg IV mỗi 4h cho tới khi tiêm thuốc cản quang và diphenhydramine 50mg IV 1h trước khi tiêm thuốc cản quang.

Chú ý: steroids nên được bắt đầu sử dụng ít nhất 6h trước khi tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang.

 

Các thuốc dự phòng dị ứng là steroid đường uống được ưa dùng hơn so với sử dụng bằng đường tĩnh mạch nếu có thể. Như một quy tắc chung, những phác đồ dự phòng thường được đưa ra bởi các bác sĩ trực tiếp khám cho bệnh nhân. Sau đó bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tư vấn và thay đổi phác đồ khi được yêu cầu.

Đơn vị Dược lâm sàng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Trung tâm thông tin thuốc và cảnh giác dược quốc gia (2010) Thuốc cản quang chứa iod và các phản ứng dị ứng có liên quan.

[2] Marc J. et al. (2006). Current understanding of contrast media reactions and implication for clinical management. Drug Safety 2006; 29 (2): 133-141.

[3] Greenberger PA et al. The prevention of immediate generalized reactions to radiocontrast media in high-risk patients. J Allergy Clin Immunol 1991; 87: 867-72

[4] Lasser EC et al. Pre-treatment with corticosteroids to prevent adverse reactions to non-ionic contrast media. Am J Roentgenol 1994; 162: 523-6.

[5] Nhịp cầu dược lâm sàng (2003). Xử lý shock phản vệ.

[6] BYT. Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999.

[7] ACR contrast manual, v10.2 2016