Điều trị nốt ruồi nhỏ bằng phương pháp mới

Ts.Bs. Mai Bá Hoàng Anh

Tiến sĩ y khoa tại đại học Aix-Marseille, Pháp

Trưởng Phòng Khám Da liễu - Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế

Đây là đề tài khoa học và phương pháp được tiến hành bởi Ts.Bs. Mai Bá Hoàng Anh.

1. Định nghĩa

- Nốt ruồi là u lành tính ở  da do tăng số lượng tế bào hắc tố, phân  bố thành cụm hay  rải rác.

- Thường xuất hiện ở lứa tuổi nhỏ  hay thanh thiếu niên và tồn tại thường suốt đời.

2. Biểu hiện lâm sàng

- Thương tổn ban đầu  nhỏ và phẳng  nhưng sau đó có thể gia tăng kích thước hay gồ lên  do tăng sản lớp thượng bì.

- Nốt ruồi có màu da, nâu  hay đen. Màu sắc đen nhiều hay ít tùy thuộc vào sắc tố (melanin) mà các tế bào hắc tố tạo ra.

- Khi nốt ruồi có biểu hiện bất thường như thay đổi kích thước, màu sắc, hình dạng hay xuất hiện muộn thì có thế là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư.

3. Phân loại 

Có nhiều loại khác nhau như nốt ruồi xanh, nốt ruồi spilus (rải rác), nốt ruồi spitz, nốt ruồi Ota….

4. Điều trị

- Các nốt ruồi nhỏ (≤3mm) thường dùng Laser hay đốt điện để phá hủy thương tổn, tuy nhiên các phương pháp này thường để lại sẹo lõm, vết thâm (hồng), tái phát. Nếu dùng phương pháp phẩu thuật cắt thông thường thì có chiều dài vết khâu gấp đôi so với đường kình nốt ruồi (Hình 1).

- Phương pháp mới được áp dụng bởi Ts.Bs. Mai Bá Hoàng Anh, dùng dụng cụ chuyên biệt vừa đúng kính thước nốt ruồi để lấy toàn bộ nốt ruồi (Hình 2). Ưu điểm :

+ Thời gian tiến hành nhanh.

+ Đau rất nhẹ sau khi hết thuốc tê, không cần uống thuốc giảm đau.

+ Chỉ có 1 mũi khâu, 5 ngày sau cắt chỉ không thấy hay thấy rất mờ đường khâu, có thể thấy  vết lằn của chỉ rất mờ nhưng một thời gian sau sẽ hết.

+ Các bệnh nhân được lấy nốt ruồi rất hài lòng về kết quả ngoài mong đợi.

5. Chi phí

Theo đơn giá của bệnh viện : 400.000 đồng/ 1 nốt ruồi nhỏ

 

Tài liệu tham khảo :

1. Klaus Wolf, Richard Allen Johnson và cs (2009), Color atlas and synopsis of clinical dermatology, pp.178-188

2. Kien T Tran , Natalie A WrightClay J Cockerell, (2008),  Biopsy of the pigmented lesion--when and how, J Am Acad Dermatol.  Doi: 10.1016/j.jaad.2008.05.027.

3. Steven Hoseong Yang , Ji QiJessica Esandrio và cs (2015), Efficacy and Tolerability of a Novel Biopsy Device for Removing Benign Epidermal Skin Lesions. Dermatol Surg. Doi: 10.1097/DSS.0000000000000530