WHO công bố hướng dẫn giúp các quốc gia duy trì những dịch vụ y tế thiết yếu trong đại dịch COVID-19

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng: “Sự phòng thủ tốt nhất trước nạn dịch là có một hệ thống y tế vững mạnh. COVID-19 đang cho ta thấy sự yếu kém của nhiều hệ thống và dịch vụ y tế trên thế giới, buộc các quốc gia phải đưa ra sự lựa chọn khó khăn để đáp ứng nhu cầu người dân một cách tốt nhất”.

Nhằm giúp các quốc gia vượt qua thách thức này, tổ chức y tế thế giới WHO đã cập nhật các hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động cân bằng giữa nhu cầu y tế đối với dịch COVID-19 và duy trì cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu, giảm thiểu nguy cơ sụp đổ hệ thống. Bao gồm các hành động cấp thiết cần cân nhắc thực hiện ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương nhằm tái cấu trúc và duy trì các dịch vụ y tế chất lượng cao cho mọi người dân.

Các quốc gia cần xác định việc ưu tiên cung cấp các dịch vụ thiết yếu và thay đổi chiến lược để đảm bảo rằng các nguồn lực ngày càng hạn chế đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân. Các biện pháp phòng ngừa kỹ lưỡng nhất cũng cần được tuân thủ, đặc biệt là dọn dẹp vệ sinh và cung cấp đủ các vật dụng trong đó có các phương tiện bảo vệ cá nhân. Điều này yêu cầu chính phủ và các cơ quan y tế, các cấp quản lí cần có kế hoạch và hành động phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Một vài ví dụ về các dịch vụ thiết yếu như tiêm phòng định kỳ, dịch vụ sức khỏe sinh sản gồm chăm sóc thai kỳ, sinh nở; chăm sóc trẻ sơ sinh và người già; quản lí tình trạng sức khỏe tâm thần cũng như các bệnh không lây nhiễm và truyền nhiễm như HIV, sốt rét, lao; điều trị các ca nội trú nguy kịch; quản lí tình trạng sức khỏe nguy cấp; bên cạnh các dịch vụ phụ trợ như chẩn đoán hình ảnh cơ bản, xét nghiệm, ngân hàng máu…

Chuẩn bị và tổ chức tốt hệ thống y tế có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu cho các ca cấp cứu, hạn chế tỷ lệ tử vong trực tiếp và tránh tăng tỷ lệ tử vong gián tiếp.

Khuyến cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục cập nhật thông tin. Điều này đòi hỏi phải có sự liên lạc rõ ràng và thường xuyên với công chúng cũng như sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng nhờ đó công chúng có thể tiếp tục tin vào hệ thống nhằm an toàn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và kiểm soát rủi ro nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế. Đảm bảo rằng người dân tiếp tục tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi đã hiểu rõ và tuân thủ khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng.


1. Elston, J. W. T., Cartwright, C., Ndumbi, P., & Wright, J. (2017). The health impact of the 2014–15 Ebola outbreak. Public Health, 143, 60-70.
 

2. Parpia, A. S., Ndeffo-Mbah, M. L., Wenzel, N. S., & Galvani, A. P. (2016). Effects of response to 2014–2015 Ebola outbreak on deaths from malaria, HIV/AIDS, and tuberculosis, West Africa. Emerging infectious diseases, 22(3), 433.

 

Thông tin cuộc phỏng vấn liên hệ: ông Tarik Jasarevic

Xem dầy đủ hướng dẫn: https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/maintaining-essential-health-services-and-systems

Xem thêm thông tin và hướng dẫn về dịch COVID-19:  https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019

Nguồn: who.int